Trong những ngày đầu tháng Ba, Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới (Corporate Registers Forum – CRF) đã được tổ chức thành công tại Abu Dhabi- Thủ đô của các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Đây là diễn đàn lớn nhất mang tầm cỡ quốc tế, tập trung vào các nội dung liên quan đến công tác đăng ký doanh nghiệp (Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới).
Mục tiêu của Diễn đàn là mang đến cho các thành viên cơ hội tiếp cận những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên thế giới và trao đổi kinh nghiệm, thông tin về các vấn đề hiện tại và tương lai của hệ thống đăng ký kinh doanh các nước.
CRF 2015 được tổ chức bởi Cục Kinh tế Phát triển Abu Dhabi với khoảng trên 250 khách mời là đại diện cho gần 60 cơ quan đăng ký kinh doanh các quốc gia, một số tổ chức như World Bank, ADB,…và đại diện một số doanh nghiệp. Năm nay, đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Thứ trưởng Đặng Huy Đông làm trưởng đoàn cùng với Lãnh đạo và cán bộ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tham dự CRF 2015 theo lời mời của Ban tổ chức Diễn đàn và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO).
Diễn đàn năm nay có chủ đề “Đăng ký doanh nghiệp – động lực cho tinh thần khởi sự” đã nêu bật một số vấn đề quốc tế đang quan tâm về công tác đăng ký kinh doanh và những thực tiễn cải cách tại một số quốc gia. Một số nội dung chủ yếu đã được đề cập tại CRF 2015 bao gồm:
– Vai trò của đăng ký kinh doanh đối với phát triển kinh tế:
Đăng ký kinh doanh có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp, từ đó xác định được mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Diễn đàn CRF lần này tập trung nêu bật vai trò của công tác đăng ký kinh doanh và thực tiễn triển khai tại một số quốc gia để cho thấy đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế.
– Hạn chế đối với người giữ chức vụ quản lý trong quá trình giải thể doanh nghiệp:
Nội dung này làm rõ các vấn đề liên quan đến việc hạn chế quyền lợi của cá nhân trong quá trình giải thể doanh nghiệp để tránh việc tiếp tục làm tổn thất cho doanh nghiệp; đồng thời cũng nêu ra khả năng thành lập hệ thống thông tin liên thông cho phép các quốc gia cùng truy cập dữ liệu về chủ doanh nghiệp, những vấn đề pháp lý trong quá khứ như một hình thức đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp.
– Những kết quả sơ bộ của Khảo sát về đăng ký kinh doanh thế giới:
Nội dung này giới thiệu một số kết quả sơ bộ cuộc Khảo sát về đăng ký kinh doanh thế giới. Cuộc khảo sát nhằm đánh giá thực tiễn quản lý và triển khai công tác đăng ký kinh doanh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Những chính sách của Chính phủ và các sáng kiến nhằm đơn giản hóa quy trình đăng ký kinh doanh:
Nội dung thảo luận tập trung vào những chính sách của các Chính phủ trong việc đơn giản hóa công tác đăng ký kinh doanh. Thực tiễn cho thấy việc duy trì những quy định khắt khe nhằm kiểm soát việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp tốn kém nhiều hơn so với những lợi ích mà các chính sách đó mang lại. Do vậy, các Chính phủ luôn khuyến khích các sáng kiến, đề xuất chính sách nhằm hạn chế những rào cản hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường.
– Mã số hợp nhất:Nội dung này thảo luận về khả năng tạo mã số hợp nhất cho doanh nghiệp nhằm chia sẻ giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch trên phạm vi rộng giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Cơ cấu tổ chức các cơ quan đăng ký kinh doanh:Nội dung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, đặc thù quản lý đối với hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh của các quốc gia khác nhau.
– Dữ liệu mở và việc tiếp cận dữ liệu thông qua các ứng dụng thông minh:
Nội dung trên tập trung vào việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, đặc biệt việc sử dụng các ứng dụng di động và các giải pháp công nghệ trên nền tảng mạng (web-based), nhằm nâng cấp các dịch vụ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và người dân.
Thực tiễn cải cách đăng ký kinh doanh tại một số quốc gia
Các kỳ Diễn dàn đăng ký kinh doanh thế giới đều cho thấy nỗ lực cải cách đặc biệt trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh của các quốc gia, vùng lãnh thổ. Một số kinh nghiệm tiến bộ về đăng ký kinh doanh được ghi nhận trên thế giới là: thực hiện quy trình đăng ký trực tuyến, bãi bỏ quy định về vốn tối thiểu, thiết lập cơ chế “Một cửa” (One-stop shop), chuẩn hóa hồ sơ, không có sự can thiệp của tòa án, phí đăng ký cố định. Trên thế giới, thời gian trung bình để thành lập doanh nghiệp là 14 ngày. Trong 5 năm qua, mỗi năm thế giới có 45 cải cách được thực hiện trong lĩnh vực gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2013-2014, có 45 nền kinh tế đã tiến hành những cải cách nhằm đơn giản hóa việc khởi sự kinh doanh, đặc biệt chú trọng vào quy trình thành lập doanh nghiệp. Khu vực Châu phi (tiểu vùng Sahara) là có những cải thiện đáng kể nhất trong 5 năm qua. Tuy nhiên, doanh nghiệp tại các quốc gia này vẫn đối mặt với nhiều thách thức khác trong việc khởi sự kinh doanh và vận hành doanh nghiệp.
Một số cải cách trong giai đoạn 2013-2014 trên thế giới là:
– Đơn giản hóa thủ tục tiền đăng ký (chứng thực văn bản, thanh tra-kiểm tra, các thủ tục “tiền kiểm”): Những quốc gia đã thực hiện cải cách này là Albania, Bulgaria, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Na-Uy, Mauritius, Tây Ban Nha, Vương Quốc Anh, Jamaica, Ấn Độ, Việt Nam.
– Xóa bỏ hoặc giảm yêu cầu về vốn tối thiểu: Các quốc gia đã thực hiện là Áo, Benin, Trung Quốc, Cộng hòa Céch, Đan-mạch, Moldova, Ý, São Tomé and Príncipe, Senegal, Togo.
– Xóa bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục sau đăng ký (thủ tục đăng ký thuế, đăng ký bảo hiểm xã hội, giấy phép kinh doanh): Các quốc gia đã thực hiện: Hy Lạp, Iceland, Lithuania, Mauritania, Liên bang Nga, Mỹ.
– Thiết lập hoặc nâng cấp cơ chế Một cửa (one-stop shop): Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Pháp, Suriname, Tajikistan, Timor-Leste.
Một số quốc gia với điển hình cải cách trong năm qua là:
– Timor-Leste (Đông Timor):
Nước Dân chủ Cộng hòa Đông Timor đã tiến hành cải cách triệt để công tác đăng ký kinh doanh, xây dựng hệ thống đăng ký “Một cửa” cho phép doanh nghiệp được đăng ký và bảo lưu tên doanh nghiệp, đăng ký và nhận mã số doanh nghiệp, công khai thông tin doanh nghiệp. Những cải cách đã đưa Đông Timor tăng 88 bậc trong xếp hạng về Khởi sự kinh doanh, thuộc Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, theo đó Đông Timor xếp thứ 75/189 trong Bảng xếp hạng năm 2015.
– São Tomé and Príncipe:
Nước Dân chủ Cộng hòa São Tomé and Príncipe là quốc gia Châu Phi; có nhiều những cải cách đáng kể trong năm qua. Đặc biệt, quốc gia này đã bãi bỏ quy định về vốn tối thiểu; và giấy phép kinh doanh khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh những cải cách khác, hai cải cách trên; đã đóng góp cơ bản vào việc đơn giản hóa thủ tục khởi sự doanh nghiệp tại quốc gia này. Với những kết quả tích cực, São Tomé and Príncipe được xếp hạng 30; về Khởi sự kinh doanh, tăng 71 bậc trong năm 2015.
– Trung Quốc:
Trong năm qua, Trung Quốc đã có cải thiện đáng kể về chỉ số Khởi sự kinh doanh; tăng 69 bậc trong Bảng xếp hạng năm 2015 của Ngân hàng Thế giới. Trung Quốc đã bãi bỏ yêu cầu; về vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, từ đó cũng lược bỏ thủ tục; về xác nhận vốn tối thiểu từ công ty kiểm toán; không yêu cầu lập tài khoản trước khi đăng ký; không yêu cầu ký quỹ tại ngân hàng và các giấy tờ xác minh liên quan. Đây là bước tiến đáng kể của Trung Quốc thể hiện tư duy mở cửa; và đặt niềm tin vào doanh nghiệp khi tham gia thị trường.
Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam (Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới)
Có thể thấy, công tác đăng ký kinh doanh tại Việt Nam đã có những bước tiến dài; và quan trọng với việc áp dụng hầu hết những biện pháp cải cách của thế giới; vào thực tiễn triển khai, nhằm đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường cho doanh nghiệp. Trong phạm vi Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới 2015, một số bài học kinh nghiệm; có thể áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới là:
Đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử là xu hướng tất yếu (Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới):
Thông qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại Diễn đàn; có thể nói việc triển khai đăng ký thành lập doanh nghiệp; qua mạng điện tử là xu hướng tất yếu trong quá trình kiện toàn công tác đăng ký kinh doanh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đăng ký trực tuyến góp phần giảm ⅓ thời gian; và chi phí để thành lập doanh nghiệp.
Các nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao; đều là những nước đã áp dụng đăng ký qua mạng điện tử; và toàn bộ quy trình đăng ký, nộp hồ sơ, cấp mã số doanh nghiệp; đã được thực hiện hoàn toàn tự động. Trong khi đó, các nước có thu nhập bình quân thấp; hoặc trung bình mới chỉ thực hiện được từ 35-40% việc đăng ký trực tuyến; và 40-45% số lượng truy cập thông tin doanh nghiệp qua mạng. Điều đó cho thấy khoảng cách và dư địa để các nước này tiếp tục triển khai những cải cách; đặc biệt về hạ tầng kỹ thuật để cho phép đăng ký trực tuyến; trở thành nghiệp vụ cơ bản và dễ tiếp cận đối với cộng đồng.
Tại Việt Nam, đăng ký doanh nghiệp qua mạng đã được triển khai từ năm 2013 (Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới)
Tuy nhiên kết quả áp dụng chưa đạt được như kỳ vọng; do chi phí sử dụng chữ ký điện tử cao và thói quen; sử dụng dịch vụ hành chính điện tử chưa phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); đang kiện toàn các dịch vụ hành chính công trực tuyến; thông qua Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; để cung cấp dịch vụ thuận lợi, dễ dàng hơn cho cộng đồng.
Chia sẻ dữ liệu về cá nhân không đủ tư cách tham gia điều hành doanh nghiệp (Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới):
Các nước hiện nay đang đối mặt với tình trạng các cá nhân vi phạm pháp luật, phá sản; tiếp tục thành lập doanh nghiệp tại các quốc gia khác sau khi đã bị Tòa án; tại một quốc gia tuyên không đủ tư cách thành lập, điều hành doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, những cá nhân này đã gây tổn thất lớn cho nền kinh tế; và khiến cho hệ thống pháp luật không phát huy hiệu quả xét; trên phạm vi các quốc gia. Do đó, Diễn đàn năm nay đề xuất việc xây dựng Cơ sở dữ liệu; về các cá nhân không đủ tư cách (Global disqualified directors listing) nhằm chia sẻ; cho các cơ quan đăng ký kinh doanh; để cùng có biện pháp hạn chế việc thành lập pháp nhân của các cá nhân này. Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định người thành lập doanh nghiệp; phải nộp phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu.
Đây được coi là biện pháp hành chính đơn giản để hạn; chế những trường hợp cá nhân vi phạm pháp luật tham gia vào thị trường. Trong dài hạn, hình thức này cần được kiện toàn một cách chặt chẽ; theo hướng các cơ quan quản lý nhà nước tự động chia sẻ thông tin nhằm xác định kịp thời; những cá nhân không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp mà không gây phiền hà cho cộng đồng. Đây sẽ là tiền đề để Việt Nam có thể tham gia sâu hơn; vào những khối cơ sở dữ liệu quốc tế.
Mã số hợp nhất (Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới):
Trong phạm vi của Diễn đàn CRF 2015, nhiều diễn giả đã nêu ra khả năng; về việc xây dựng mã số doanh nghiệp hợp nhất cho nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Châu Âu, dự án về một mã số doanh nghiệp thống nhất; cho toàn bộ các quốc gia khu vực Châu Âu đã được triển khai từ Tháng 12/2010; và dự kiến hoàn thành cuối 2015. Tại New Zealand, mã số doanh nghiệp hợp nhất đã được triển khai nhằm áp dụng thống nhất; cho trên 1.1 triệu doanh nghiệp và tương thích với mã số doanh nghiệp của Úc (Australia Business Number).
Mục tiêu của New Zealand là sử dụng một mã số doanh nghiệp; vào toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước; nhằm tăng cường hiệu quả quản lý doanh nghiệp của các cơ quan này. Tại Việt Nam, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế được triển khai từ năm 2010. Hiện nay, hệ thống thông tin của cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh; đã cùng chia sẻ thông tin về doanh nghiệp theo mã số doanh nghiệp duy nhất. Hiện nay, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đang tiến hành tích hợp thông tin; đăng ký đầu tư vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đây có thể coi là bước đi đầu mở ra khả năng tích hợp thông tin đăng ký; của nhiều tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định; tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Về vấn đề này, chủ trương và chỉ đạo kịp thời của Chính phủ sẽ là cơ sở; để triển khai việc tích hợp dữ liệu, xây dựng một Cơ sở dữ liệu quốc gia đầy đủ; cập nhật về mọi loại hình, tổ chức kinh tế đăng ký, hoạt động tại Việt Nam.