Nhằm tăng cường trao đổi, kịp thời nắm bắt thực tế triển khai nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, đồng thời, phổ biến nội dung và ghi nhận ý kiến, kiến nghị của các địa phương trong quá trình chuẩn bị cho việc triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014, từ ngày 25-27/3/2015, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có Đoàn công tác, do Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý ĐKKD làm Trưởng đoàn, đến làm việc trực tiếp tại Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ và Sở KH&ĐT tỉnh Cà Mau. Tham gia Đoàn công tác tại thành phố Cần Thơ còn có cán bộ cao cấp của Cục Hợp tác Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tại Việt Nam.
Nội dung trao đổi bao gồm các vấn đề về: (i) Triển khai các hoạt động liên quan đến Dự án “Mở rộng các loại hình doanh nghiệp trên Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Hệ thống TTĐKDNQG)”, (ii) Hướng dẫn một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014; (iii) Xin ý kiến về nội dung Nghị định thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; thống nhất kế hoạch chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp FDI vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và kế hoạch triển khai công tác chuẩn hóa, số hóa năm 2015; (iv) Cơ chế phối hợp quản lý doanh nghiệp tại địa phương; (v) Giải đáp các khó khăn, vướng mắc của địa phương.
Nội dung làm việc với Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ:
Lãnh đạo Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ đã báo cáo tình hình thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng ĐKKD), đồng thời, đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh về mặt nghiệp vụ và kỹ thuật, thông qua đó, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại địa phương.
Tình hình chung về công tác đăng ký kinh doanh tại thành phố Cần Thơ:
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Sở KH&ĐT, công tác đăng ký kinh doanh nói riêng, việc tạo điều kiện cho khởi sự doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ nói chung đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:
– Năm 2014, Phòng ĐKKD tiếp nhận trên 5.000 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; trung bình mỗi ngày tiếp nhận 15 hồ sơ (đăng ký mới và đăng ký thay đổi) và hướng dẫn thủ tục ĐKKD cho khoảng 45 trường hợp.
– Rút ngắn thời gian cấp đăng ký doanh nghiệp xuống còn 02 ngày thay vì 05 ngày làm việc theo quy định hiện hành.
– Thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin về tình hình đăng ký doanh nghiệp cho các Sở, ngành tại địa phương.
– Tích cực quảng bá những kết quả của công tác cải cách đăng ký kinh doanh, đưa các dịch vụ công điện tử về đăng ký kinh doanh đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp. Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ đã xây dựng đoạn video về nội dung trên và phát sóng liên tục trên Đài truyền hình địa phương.
– Nhận được sự hài lòng, đánh giá cao của doanh nghiệp đối với các dịch vụ công về đăng ký kinh doanh nghiệp.
Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung, Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ đã thực hiện rất tốt định hướng, chỉ đạo của cơ quan Trung ương.
Hiện nay, Sở đang thực hiện tổng số 250 thủ tục hành chính, trong đó có 72 thủ tục về đăng ký doanh nghiệp, 57 thủ tục về đăng ký đầu tư và 28 thủ tục về đăng ký hợp tác xã. Một số thủ tục đã được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện như thủ tục khắc dấu chỉ mất 02 ngày, trong khi, theo quy định hiện hành, thời gian này là từ 05-07 ngày.
Về công tác số hóa, chuẩn hóa dữ liệu, đến nay, Phòng ĐKKD Cần Thơ đã thực hiện cho 1.000 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Về việc chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp FDI lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN, hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 63 dự án được thực hiện bởi 12 chi nhánh và 21 doanh nghiệp FDI. Các dự án này tập trung vào một số lĩnh vực như: xây dựng, siêu thị, sản xuất thực phẩm, thức ăn, chế biến thủy sản. Trong vòng 01 tháng tới, thành phố Cần Thơ sẽ hoàn thành việc chuyển đổi dữ liệu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn lên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Một số khó khăn, vướng mắc và kiến nghị:
– Về mặt nhân sự, số lượng biên chế được giao còn ít so với khối lượng công việc cần giải quyết dẫn đến áp lực cho cán bộ Phòng ĐKKD.
– Thời gian qua, Cần Thơ đã tích cực quảng bá về dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên, hiệu quả áp dụng dịch vụ này vẫn còn hạn chế do người dân, doanh nghiệp vẫn giữ thói quen đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng ĐKKD.
– Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có gần 30 nghìn hộ kinh doanh cá thể (được cấp bởi Phòng Tài chính – Kế hoạch, thuộc UBND quận/huyện) và 167 Hợp tác xã, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do chưa có cơ chế liên thông giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế, chưa có cơ sở dữ liệu chưa tập trung nên hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đối tượng này chưa cao. Phòng ĐKKD thành phố Cần Thơ đề xuất xây dựng hệ thống quản lý tập trung đối với tất cả các đối tượng gồm doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI và hộ kinh doanh cá thể.
– Sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành, đề nghị Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về Nghị định, Thông tư liên quan để cán bộ địa phương nắm bắt được những điểm thay đổi cơ bản, từ đó triển khai tốt công tác đăng ký kinh doanh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương.
Nội dung làm việc với Sở KH&ĐT tỉnh Cà Mau:
Tình hình chung về công tác đăng ký kinh doanh tại tỉnh Cà Mau:
Năm 2014, trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau tăng cao, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường chủ yếu do hoạt động khó khăn hoặc thiếu vốn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, tình hình đăng ký doanh nghiệp đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sự khởi sắc. Kết quả rà soát với dữ liệu của cơ quan thuế cho thấy, hiện nay, tại Cà Mau có 2.981 doanh nghiệp đang hoạt động, 1.651 doanh nghiệp bỏ trốn mất tích, 1.200 doanh nghiệp giải thể, 57 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Hiện nay, việc cấp đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau được thực hiện chỉ trong vòng 03 ngày làm việc thay vì 05 ngày làm việc theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thao tác, vận hành trên Hệ thống TTĐKDNQG có nhiều thời điểm gặp khó khăn do vấn đề về đường truyền (bị chậm hoặc mất kết nối), việc trả kết quả mã số thuế cũng có lúc chậm trễ, ảnh hưởng đến quá trình xử lý hồ sơ.
Liên quan đến dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, Sở KH&ĐT tỉnh Cà Mau đã đưa thông tin quảng bá lên trang thông tin điện tử của cơ quan, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gửi đến Phòng ĐKKD qua phương thức này.
Về công tác số hóa, chuẩn hóa dữ liệu, tính đến tháng 12/2014, tỉnh Cà Mau đã tải được 1.243 hồ sơ, scan (quét) 5.254 hồ sơ, tổng số hơn 9.000 hồ sơ, và sẽ cố gắng hoàn thành trong tháng 6/2015.
Về dữ liệu doanh nghiệp FDI, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau chỉ có 05 dự án đầu tư do 04 doanh nghiệp FDI thực hiện. Với khối lượng dữ liệu nhỏ, Sở KH&ĐT Cà Mau sẽ sớm hoàn thành việc chuyển đổi dữ liệu này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Cục QLĐKKD.
Một số khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (Cục quản lý):
– Điều kiện công tác của Phòng ĐKKD còn khó khăn do cơ sở vật chất hạn hẹp, nhân sự thiếu (chỉ có 4 cán bộ, thường xuyên bị luân chuyển và chỉ có một cán bộ được tập huấn, đào tạo tác nghiệp trên Hệ thống). Công tác hậu kiểm gặp khó khăn do không đủ nhân lực nên trong thời gian qua, Phòng ĐKKD chủ yếu chỉ phối hợp với cơ quan thuế để kiểm tra thông tin.
– Liên quan đến quy định pháp lý, còn có vướng mắc trong trường hợp; Trưởng phòng ký Quyết định (nhấn nút chấp thuận) cấp ĐKKD; cho doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng doanh nghiệp bỏ không đăng ký tiếp; và cũng không đăng ký thuế, dẫn đến tình trạng hồ sơ bị “treo” trên Hệ thống. Vấn đề này chưa có chế tài xử lý trong Nghị định số 155/2013/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP cũng chưa có nội dung này.
– Phòng ĐKKD cũng đề nghị hướng dẫn thêm về vấn đề không ghi ngành, nghề kinh doanh; trên Giấy Chứng nhận ĐKDN và con dấu doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2014.
Đồng thời, kiến nghị Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tổ chức các khóa tập huấn; về các thay đổi pháp lý cũng như thay đổi của Hệ thống; để cán bộ Phòng ĐKKD được tham gia và nâng cao trình độ chuyên môn.
– Liên quan đến dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; Sở KH&ĐT tỉnh Cà Mau kiến nghị Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có hình thức phổ biến; về dịch vụ này trên phạm vi toàn quốc (như quảng bá thông qua kênh truyền hình quốc gia); để có tác động mạnh mẽ hơn đến việc thay đổi tư duy, thói quen của doanh nghiệp.
Cục QLĐKKD kết luận, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của địa phương:
Tại các buổi làm việc, Lãnh đạo, cán bộ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; đã có hướng dẫn, giải đáp cụ thể đối với các khó khăn, vướng mắc; cũng như kiến nghị của các địa phương.
– Đánh giá về kết quả công tác của các địa phương (Cục quản lý)
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đánh giá cao những nỗ lực; và kết quả đạt được của Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ, Sở KH&ĐT tỉnh Cà Mau nói chung; và Phòng ĐKKD của hai địa phương nói riêng. Trong điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; các địa phương đã phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác đăng ký kinh doanh; tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ; với những nỗ lực quảng bá cho các kết quả đạt được của công tác cải cách; đăng ký kinh doanh thông qua phương tiện thông tin đại chúng; là một bài học kinh nghiệm tốt mà các địa phương có thể áp dụng.
– Giải đáp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của địa phương (Cục quản lý)
+ Về quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh:
Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh khẳng định; Vai trò của hộ kinh doanh cá thể đối với một quốc gia đang phát triển; là rất quan trọng khi hộ kinh doanh cá thể là bệ đỡ của nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay, quy định pháp lý về đối tượng hộ kinh doanh; chưa được rõ ràng và chưa tương xứng với tầm quan trọng của đối tượng này; do vậy cần phải có khung khổ pháp lý hoàn chỉnh hơn điều tiết vấn đề này. Hiện nay, đã có nhiều địa phương phản ánh đến Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; về nhu cầu kết nối thông tin đối với đối tượng này; Cục sẽ có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
+ Về Hệ thống TTĐKDNQG:
Trong thời gian qua, Lãnh đạo Bộ KH&ĐT rất quan tâm tới việc cải cách thủ tục hành chính; và cải cách môi trường kinh doanh nói chung, trong đó có công tác đăng ký kinh doanh. Đó là một trong những thuận lợi lớn để trong thời gian tới, Cục có thêm sự hỗ trợ; trong việc tiếp tục nâng cấp, thay đổi Hệ thống; cho phù hợp với các thay đổi về mặt pháp lý. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sẽ chủ động để hoàn thiện Hệ thống pháp lý; và Hệ thống thông tin trước thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, ngày 01/7/2015.
+ Về công tác hậu kiểm:
Hiện nay, Dự thảo Thông tư liên tịch Ban hành Quy chế phối hợp mẫu; giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc; Trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; sau đăng ký thành lập đã được Bộ KH&ĐT gửi Bộ Nội vụ; và Bộ Tài chính để ký ban hành. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa; các đơn vị chuyên môn tại địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhờ đó, công tác hậu kiểm; sẽ được thực hiện một cách thực chất, hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực hơn.
+ Về dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử:
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tiếp thu kiến nghị của địa phương; về việc mở rộng quảng bá đối với dịch vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động; tích cực hơn nữa trong việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Hiện nay, có những địa phương đã thực hiện rất tốt; là bài học kinh nghiệm để các địa phương khác có thể học hỏi như: thành phố Huế; với 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện qua mạng điện tử, một số địa phương; có sự hướng dẫn hướng dẫn hồ sơ đăng ký qua mạng với từng người thành lập qua internet.
+ Về một số nội dung của Luật Doanh nghiệp 2014; và xin ý kiến các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành:
Về ngành, nghề kinh doanh:
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã bãi bỏ việc ghi ngành, nghề kinh doanh; trên Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên; trên Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫn yêu cầu doanh nghiệp ghi thông tin này. Trong quá trình hoạt động, khi có thay đổi về ngành, nghề kinh doanh; thì doanh nghiệp vẫn phải thông báo cho Phòng ĐKKD để cập nhật lên Hệ thống. Đối với việc ghép mã ngành, nghề kinh doanh; hiện nay, Cục đang xin ý kiến về việc quy định cơ quan đăng ký kinh doanh; hay doanh nghiệp tự thực hiện việc này.
Về con dấu doanh nghiệp:
Theo quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2014, tính pháp lý của con dấu đã giảm đi rất nhiều. Theo đó, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức mẫu dấu, nội dung, nơi khắc dấu; mà không cần qua cơ quan công an như hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ vẫn phải tuân theo một số quy định về hình thức; và nội dung của con dấu. Cơ quan ĐKKD sẽ chỉ nhận thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp gửi đến; và đăng tải lên Cổng TTĐKDNQG mà không chịu trách nhiệm; về việc sử dụng và quản lý con dấu của doanh nghiệp.
Về việc góp ý đối với các Dự thảo Nghị định:
Hiện nay, các bản Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP; về đăng ký doanh nghiệp đã được đăng tải lên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; để xin ý kiến rộng rãi, đề nghị các Phòng ĐKKD tiếp tục tham gia góp ý; để các Dự thảo Nghị định sớm được hoàn thiện, đưa Luật Doanh nghiệp; và Luật Đầu tư 2014 đi vào áp dụng một cách hiệu quả nhất.
Về việc tập huấn các nội dung mới của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 (Cục quản lý):
Trong thời gian tới, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; sẽ lên kế hoạch tổ chức các khóa tập huấn; về những nội dung mới của hai văn bản luật này; để cán bộ Phòng ĐKKD có điều kiện tham gia, nắm bắt và thực hiện tốt.