Công ty, doanh nghiệp trốn thuế ai là người phải chịu trách nhiệm?

Công ty trốn thuế ai phải chịu trách nhiệm? Công ty trốn thuế ai phải chịu trách nhiệm khi công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật?

Tóm tắt câu hỏi:

Liên quan đến người đại diện pháp luật (ĐDPL) công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Anh A là ĐDPL công ty X và cũng là thành viên góp vốn công ty X từ 2010 đến 2015 công ty hoạt động bình thường…….có mua hóa đơn đầu vào bù cho hàng xách tay từ nước ngoài về để không đóng VAT và TNDN.

Đến cuối 2015 công ty X vẫn chưa thanh tra quyết toán với cơ quan thuế. Vì lý do xích mích các thành viên nên A rút vốn và nghỉ ở công ty X; anh B được hội đồng thành viên mới bầu làm người ĐDPL từ 2016. Đến giữa 2016 công ty X bị thanh tra quyết toán thuế từ 2010-2015. Cơ quan thuế kết luận công ty X có hành vi gian lận kinh doanh, trốn thuế……Vậy anh A hay anh B phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Tại Điều 14 Luật doanh nghiệp 2014; quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau:

“Điều 14. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất; nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.” Trong trường hợp công ty X có hành vi trốn thuế, khi cơ quan thuế phát hiện, công ty X sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, gia lận thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC:

“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

  1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này); hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Tham khảo : cong-ty-tron-thue-ai-phai-chiu-trach-nhiem

Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 0923539579

b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.”

Người trốn thuế, gian lận thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp này là công ty X vì vậy người bị xử phạt là công ty X. Do đó công ty X bị xử phạt hành chính và anh B với tư cách là người đại diện thep pháp luật của công ty tại thời điểm bị xử phạt sẽ đại diện, nhân danh công ty làm việc với các cơ quan có thẩm quyền và nộp phạt (bằng tiền của công ty X).

Như vậy người chịu trách nhiệm trong trường hợp này là công ty X chứ không phải anh A hay anh B. Tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm, anh B đang là người đại diện theo pháp luật của công ty nên anh B đại diện cho công ty X làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Điều 7 Luật quản lý thuế năm 2006; quy định người nộp thuế có nghĩa vụ nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn; đúng địa điểm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều trường hợp người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế.

Chính vì vậy, pháp luật về quản lý thuế cũng có các quy định cụ thể về xử phạt đối với các hành vi vi phạm đó. Công ty Vncount xin cung cấp cho khách hàng các kiến thức pháp lý cơ bản liên quan đến vấn đề này như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012;

– Nghị định của Chính phủ số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

– Nghị định 13/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Một là, nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.

Hai là, bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận. Cụ thể như sau:

– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoànhoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày; kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; Đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá 90 ngày so với thời hạn quy định, nhưng vẫn trong thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà xử phạt vi phạm về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định;
  • Không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp; hoặc cung cấp sau thời hạn quy định đối với hàng hoá vận chuyển trên đường;
  • Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán trị giá hàng hoá, nguyên liệu đầu vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, được hoàn;
  • Lập thủ tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp; hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
  • Lập hoá đơn bán hàng, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế;
  • Sử dụng hoá đơn giả, hết hạn sử dụng, hoá đơn của cá nhân, tổ chức khác để bán hàng; cung ứng dịch vụ và khai không đầy đủ số thuế phải nộp;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu; chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hoá; dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
  • Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán khống giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế miễn, số tiền thuế giảm, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng hàng hoá được miễn thuế (bao gồm cả hàng hoá thuộc diện không chịu thuế); không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế;
  • Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp; hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, số tiền thuế được giảm;
  • Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, giảm;
  • Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.

– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi như trên; trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi như trên, trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi như trên, trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi như trên, trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Thời hiệu xử phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

– Đối với hành vi vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

– Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước.

Bán hàng xách tay không qua hải quan có phải là trốn thuế không?


Tóm tắt câu hỏi:

Em mở cửa hàng đồ xách tay, bán sữa, thực phẩm chức năng của Úc. Những hàng này em nhờ tiếp viên không qua hải quan thì có bị coi là buôn lậu, trốn thuế hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 5 Điều 58 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định định mức hành lý được miễn thuế như sau:

”5. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc không được hưởng định mức hành lý miễn thuế cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được hưởng định mức miễn thuế một lần. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc gồm:

a) Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế;

b) Người điều khiển tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế;

c) Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển;

d) Lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên giới đường bộ với Việt Nam.

Việc hưởng định mức miễn thuế đối với người nhập cảnh thường xuyên thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Như vậy, đối với trường hợp này, tiếp viên hàng không là một trong những đối tượng người nhập cảnh thường xuyên theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Do vậy, người tiếp viên này sẽ được hưởng định mức miễn thuế 90 ngày một lần. Do đó, khi bạn nhờ tiếp viên xách hàng hóa từ Úc về không qua hải quan theo quy định thì không được coi là hành vi buôn lậu, trốn thuế.

Hành vi trốn thuế có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào Công Ty Vncount vui lòng tư vấn giúp em vấn đề này nhé.

– 3 năm trước em có mua lại 100% vốn công ty TNHH MTV của một người bạn để làm ăn. Nhưng do làm ăn thua lỗ nên em đã nộp tạm ngưng kinh doanh 2 năm; sau 2 năm đó em quên mất nên tới hiện nay vẫn không kê khai hoặc liên hệ gì với CQT (Cơ quan thuế).

– Trước khi tạm ngưng, bên em cũng có nợ một ít tiền thuế (Khoảng 50 triệu hơn) . Hiện nay, em nhớ ra thì lên tra cứu MST mới biết công ty em đã bị liệt vào danh sách rời bỏ địa điểm kinh doanh. Liên hệ với Thuế thì mới biết là số tiền nợ thuế đã lên tới 90 triệu .

– Nhưng với tình hình hiện tại em không đủ kinh phí để nộp, có thể sẽ bỏ luôn công ty. Luật sư tư vấn giúp em là nếu như em không nộp được số tiền này trong thời gian yêu cầu thì em có bị truy tố trách nhiệm hình sự hay có các rủi ro nào khác không ạ. Hiện tại, em đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Em cảm ơn Luật sư rất nhiều?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế 2006 về xử phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

“Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:

  1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này ;hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật;
  2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan; đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

  1. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;
  2. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  3. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

Đồng thời, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 129/2013/NĐ-CP:

“Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế thì bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, như sau:

  1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 32 của Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này.

b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

… “

Có thể thấy, với mức thuế nợ là 90 triệu phải đóng thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế nhưng sẽ không đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài bị xử phạt thì bạn còn có trách nhiệm phải nộp toàn bộ số thuế đang nợ cho cơ quan thuế. Nếu bạn không có khả nưng chi trả, cơ quan thuế sẽ có thể khưởi kiện bạn ra Tòa án để buộc bạn trả số nợ này. Căn cứ quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2013:

“1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

  1. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này; thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 600 triệu đồng trở lên; hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”
  4. Xử lý hành vi trốn thuế theo luật quản lý thuế

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi đăng ký giấy phép kinh doanh vào 16/06/2016; cho tới khoảng tháng 10/2016, công ty mới có hoạt động kinh doanh và phát sinh doanh thu từ dịch vụ quản lý và cho thuê. Tuy nhiên do không nắm rõ về việc kê khai thuế, cho nên tôi chưa đăng ký hồ sơ kê khai thuế và đóng thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ khi thành lập tới bây giờ. (đúng 1 năm hoạt động). Vậy bây giờ tôi cần kê khai những giấy tờ gì và bị phải đóng phạt như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ; xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế như sau:

“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế; gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

  1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với vi phạm lần đầu; (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại; Khoản 1 Điều 12 Thông tư này); hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày. Kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 Luật quản lý thuế; hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế; trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư này và Khoản 9 Điều này

  1. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có hành vi trốn thuế; gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp; vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
  2. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế; gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp; vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
  3. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp; vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

Đối với hành vi không kê khai thuế thì sẽ coi là trốn thuế và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào số tiền thuế mà công ty bạn không thực hiện nghĩa vụ nộp trong một năm.

Nếu số tiền dưới 100 triệu và chưa bị xử lý hành chính về hành vi này thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ xử lý vi phạm theo quy định trên.

Nếu số tiền trên 100 triệu hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại ;Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:

“Điều 161. Tội trốn thuế

  1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
  2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

Nay bạn muốn đăng ký kê khai thuế thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý thuế 2006, sau đó nộp tại chi cục thuế cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính, sau thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế sẽ cấp cho công ty bạn giấy chứng nhận đăng ký thuế:

“1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

  1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

…”

Bị lừa ký giấy tờ có phạm tội trốn thuế không?


Tóm tắt câu hỏi:

Em có vay tiền của người khác là 5 triệu đồng. Nhưng người đó nói là đi với họ đến nơi công ty của họ rồi đưa CMND với sổ hộ khẩu ký tên đóng dấu rồi đưa tiền; họ nói em khi nào gọi tên thì lên ký giấy. Khi nhận được giấy họ lấy lại và đưa tiền cho em. Sau này công an kinh tế gởi giấy mời trình bày về trốn thuế em mới biết là họ mở công ty TNHH để trốn thuế. Cho em hỏi em có bị tội đưa ra hình sự không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự 1999; sửa đổi bổ sung 2009 về tội trốn thuế như sau:

“1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

  1. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này; thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    …”

Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế như sau:

– Về hành vi của tội trốn thuế, theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ;

Luật sư tư vấn truy cứu trách nhiệm hình sự tội trốn thuế:0274.2203.888

“Điều 1. Về tội trốn thuế (Điều 161 BLHS)

  1. Người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế; đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại Điều 161 của BLHS.”

Theo đó người có hành vi trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế 2006, bao gồm những hành vi sau: người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ; không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan tới việc xác định số tiền thuế phải nộp; không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa dịch vụ…

– Về hậu quả, khi thực hiện một trong các hành vi nêu trên; số tiền thuế trốn được phải có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng những đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của ; Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Bạn có thể đối chiếu các dấu hiệu trên vào trường hợp của bạn; nếu bạn không thỏa mãn các dấu hiệu trên thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trốn thuế.

Hành vi của bạn là đi vay tiền dưới hình thức vay tín chấp bằng giấy tờ tùy thân của mình. Khi cơ quan công an mời bạn lên làm việc thì bạn là người có liên quan để phối hợp điều tra, bạn có trách nhiệm khai đúng sự thật và trình bày những thông tin mình biết, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh để giải quyết vụ án.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang