Cần lưu ý những gì khi mở hộ kinh doanh cá thể?

Tư vấn hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh. Cần lưu ý những gì khi mở hộ kinh doanh?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tình hình là sắp tới tôi có dự định thuê 1 cửa hàng mặt phố ở Hải Dương giá 3 triệu/tháng để mở cửa hàng sửa chữa máy in phun màu và có bán kèm theo là các loại vật tư như cốc, đĩa,pha lê,đá…để in hình của khách lên đó luôn để kiếm thêm thu nhập vì chỉ sửa chữa không thì không đủ sống. Chi phí đầu tư ban đầu của tôi khoảng 15 – 20 triệu thôi vì máy móc hầu như mình có đồ cũ hết rồi. Mình cứ ví dụ doanh thu của mình chỉ được khoảng 3 đến 4 triệu /tháng thôi (vì mới mở) chưa trừ tiền chi ra mua nguyên vật liệu. Cứ cho là mới đầu làm hòa vốn đi. Các bạn cho mình hỏi là mình kinh doanh 2 thứ như vậy thì khi đi làm 1 giấy ĐKKD có được không? Và với chi phí và doanh thu như vậy thì các khoản thuế như thuế Môn Bài, thuế TNCN, thuế GTGT sẽ phải đóng như thế nào? Có cao lắm không? Em nghe nói có loại thuế khoán gì đó đóng 1 lần/tháng thôi đỡ phải đau đầu. Có loại đó không ạ? Và nếu có thì đóng bao nhiêu ạ? Còn 1 vấn đề nữa em muốn hỏi là mặt hàng em kinh doanh như vậy toàn những thứ nhỏ lẻ, giá trị của mỗi vật tư cao nhất cũng chưa tới 200.000 đồng (1 cái cốc sứ chỉ nhập mấy chục đồng thôi, đắt thì cái pha lê cũng nhập khoảng hơn trăm đồng), khi nhập hàng đều không có hóa đơn đầu vào. Vậy cho e hỏi là khi quản lý thị trường hỏi thì em có bị phạt không? Và mức phạt là bao nhiêu? Đang tính mở cửa hàng nho nhỏ để làm mà tham khảo trên mạng nhiều mà thấy đau đầu quá. Lần đầu bước vào kinh doanh không có kinh nghiệm mong các bạn biết hướng dẫn giùm để khi làm chịu thiệt hại ở mức thấp nhất cho phép. Mới làm nên hỏi hơi nhiều mong các bạn thông cảm và giúp đỡ mình. Mình xin cảm ơn!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

– Nghị định 83/2013/NĐ-CP;

– Thông tư 92/2015/TT-BTC;

Xem thêm: Hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

– Thông tư 42/2003/TT-BTC.

2. Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, bạn có thể kinh doanh dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc dưới hình thức hộ kinh doanh. 

+ Đối với thành lập doanh nghiệp: 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. 

Thuật ngữ đăng ký kinh doanh không còn được sử dụng theo pháp luật hiện hành mà thay vào đó là thuật ngữ đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp 1 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho dù bạn có kinh doanh 1 loại hàng hóa hay 2 loại hàng hóa. Bởi mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số doanh nghiệp ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. 

Còn đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh thì không được ghi trong nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Điều 29  Luật doanh nghiệp 2014:

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Xem thêm: Thuế khoán là gì? Các trường hợp nào phải nộp thuế khoán?

–  Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

–  Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Vốn điều lệ.

Mà ngành nghề kinh doanh được ghi trong hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Điều 24 Luật doanh nghiệp 2014. Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì liệt kê những ngành nghề đó vào trong hồ sơ. Nếu có ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện với ngành nghề đó mới được kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh theo điểm a khoản 1 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014

+ Với hộ kinh doanh 

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Căn cứ vào Điều 68 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì:

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Hướng dẫn viết giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh?

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.

Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: 

– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

–  Ngành, nghề kinh doanh;

– Số vốn kinh doanh;

– Số lao động;

– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Xem thêm: Cửa hàng tạp hóa có phải là hộ kinh doanh cá thể không?

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Mỗi hộ kinh doanh chỉ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như đối với doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh được ghi trong giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký kinh doanh. Nếu hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh. 

Do đó, dù kinh doanh dưới hình thức nào thì bạn cũng chỉ được cấp 1 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. 

Đối với việc nộp thuế:

– Thuế môn bài: Là loại thuế đánh vào việc kinh doanh dưới hình thức thành lâp doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh biểu hiện bằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Hình thức doanh nghiệp: Căn cứ Điều 1 Thông tư 42/2003/TT-BTC thì thuế môn bài được căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:

Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỉ thì mức thuế môn bài cả năm là 3.000.000

Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 đến 10 tỉ thì thuế môn bài cả năm là 2.000.000

Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 đến 5 tỉ thì thuế môn bài cả năm là 1.500.000

Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ thì thuế môn bài cả năm là 1.000.000

Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

+ Đối với Doanh nghiệp Nhà nước là vốn điều lệ.

+ Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài là vốn đầu tư.

+ Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.

Đối với trường hợp của bạn với mức đầu tư là từ 15- 20 triệu thì với từng loại hình đầu tư trên mà xác định tổng số vốn đăng ký. Từ đó mới xác định được mức thuế môn bài cần phải nộp. 

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín nhất

Hình thức hộ kinh doanh: Căn cứ khoản 2 mục I Thông tư 96/2002/TT-BTC thì  hộ kinh doanh cá thể nộp thuế môn bài theo 6 mức: 

Bậc 1: Thu nhập 1 tháng trên 1.500.000 nghìn thì mức thuế cả năm là 1.000.000 đồng. 

Bậc 2: Thu nhập 1 tháng trên 1.000.000 đến 1.500.000 thì mức thuế cả năm là 750.000 đồng. 

Bậc 3: Thu nhập 1 tháng Trên 750.000 đến 1.000.000 thì mức thuế cả năm là 500.000 đồng. 

Bậc 4: Thu nhập 1 tháng trên 500.000 đến 750.000 thì mức thuế cả năm là 300.000 đồng. 

Bậc 5: Thu nhập 1 tháng trên 300.000 đến 500.000 thì mức thuế cả năm là 100.000 đồng. 

Bậc 6: Thu nhập 1 tháng bằng hoặc thấp hớn 300.000 thì mức thuế cả năm là 50.000 đồng.

Mức nộp thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa trên thu nhập một tháng của hộ kinh doanh. Trong trường hợp doanh thu của bạn từ 3 đến 4 triệu đồng một tháng thì bạn phải nộp thuế môn bài dưới hình thức hộ kinh doanh ở bậc 1 tức là 1 triệu đồng. 

Xem thêm: Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Đối với khai thuế môn bài: 

– Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Đối với việc khai thuế thì căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 83/2013/NĐ-CP thì: 

–  Khai thuế môn bài theo năm trong trường hợp có sự thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

Do đó, khi bạn mới kinh doanh bạn phải nộp thuế môn bài. Trường hợp trong quá trình kinh doanh mà có thay đổi để tính thuế môn bài thì khai thuế môn bài theo năm. 

– Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với hộ kinh doanh trong trường hợp này thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này. Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ tính thuế dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất (Điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008). Thuế suất bạn phải chịu trong trường hợp này là 20% theo khoản 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, bạn sẽ được trừ đi các khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì: Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. 

Thuế thu nhập cá nhân: Hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng buộc cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân có cách tính phụ thuộc vào việc cá nhân cư trú hay không (khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007) và dựa trên thu nhập thực tế chứ không thể dựa trên giả định mà bạn đưa ra. 

Trường hợp này coi như bạn thuộc cá nhân cư trú. Do đó, cách tính thuế như sau: 

Thu nhập tính thuế trong hoạt động kinh doanh là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh. 

Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Cách tính thuế trong trường hợp này là tính theo bảng thuế lũy tiến từng phần Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007. Có thể tính để nộp thuế theo tháng hoặc theo năm. Giả sử bạn nộp thuế theo tháng. Một tháng doanh thu của cửa hàng bạn là 3 triệu (<5 triệu). Theo bảng thuế lũy tiến từng phần thì số tiền thuế bạn phải nộp là 5 triệu nhân 5% = 250 nghìn đồng. 

Ngoài cách tính thuế trên, theo Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh có thể nộp thuế theo phương pháp khoán, theo từng lần phát sinh. 

Theo phương pháp khoán: 

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này. Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Kỳ tính thuế đối với hoạt động kinh doanh là theo năm. 

– Thuế giá trị gia tăng: Loại thuế này áp dụng cho cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh. 

Hình thức doanh nghiệp: Căn cứ Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 thì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Đối với phương pháp khấu trừ thuế thì bắt buộc phải thực hiện đầy đủ quy định về hóa đơn, chứng từ. 

Còn đối với phương pháp trực tiếp thì không bắt buộc. 

Mà điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào phải có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;

Do đó, nếu bạn thực hiện phương pháp khấu trừ thì bạn sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. 

Trong trường hợp bạn không có hóa đơn, chứng từ khi mua hàng thì bạn không bị xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ là bạn không được khấu trừ để tính các loại thuế nêu trên. 

Hình thức hộ kinh doanh: Cá nhân kinh doanh dưới hình thức này có thể nộp thuế phương pháp khoán hoặc nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Phương pháp khoán: Công thức tính thuế giá trị gia tăng được tính như đối với doanh nghiệp. Chỉ khác về cách xác định doanh thu. Doanh thu trong phương pháp này là doanh thu khoán. 

Đối với phương pháp này mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân  không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Nhưng đây lại là mức doanh thu để là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Nộp thuế theo từng lần phát sinh:

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang