12 câu hỏi thường gặp về người đại diện theo pháp luật của công ty

một số câu hỏi thường gặp về người đại diện theo pháp luật của công ty

Luật doanh nghiệp 2014 ra đời và thay thế luật doanh nghiệp 2005 nên có những cải cách thông thoáng hơn cho doanh nghiệp. Quy định về người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới có những thay đổi theo hướng tích cực. Khi thành lập doanh nghiệp hoặc lựa chọn thay đổi người đại diện theo pháp luật, các bạn cần nắm rõ những quy định tiêu chuẩn về người đại diện theo pháp luật (người ta thường gọi là CEO) tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

Hỏi: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên là tổ chức được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 78 Luật Doanh nghiệp quy định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên là tổ chức. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.

Hỏi: Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP có thể thành lập và làm Giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hay không?

Trả lời:

 Luật doanh nghiệp năm 2005 hết hiệu lực, được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, quy định mới của Luật doanh nghiệp đã lược bỏ phần quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.” Cụ thể như sau:

“1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  • a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
  • b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
  • c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  • e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • g) Tuyển dụng lao động;
  • h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, anh A là giám đốc công ty cổ phần thì vẫn có thể làm người đại diện theo pháp luật hợp pháp của công ty trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp đó doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhà nước.

Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.”

Hỏi: Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH một thành viên có thẩm quyền ký các các hợp đồng, giao dịch nào của công ty?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 94 Luật Doanh nghiệp thì:

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác.

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • a) Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên;
  • b) Chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thành viên;
  • c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
  • d) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên;
  • đ) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
  • e) Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố;
  • g) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 93 của Luật này, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu không thực hiện được các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp? Việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Trả lời:

 Theo quy định tại Khoản 1, 5 Điều 14 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì một trong những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Hỏi: Xin hỏi, các điều kiện để kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nào?

Câu hỏi: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là gì?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 7 Luật Đầu tư quy định: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.

Câu hỏi: Hiện nay có bao nhiêu ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện? Tôi có thể tra cứu các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ở đâu?

Trả lời:

Ngày 22/11/2016 Quốc hội đã thông qua Luật số 03/2016/QH14 Sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ Lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 (trừ 2 ngành kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị; sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ôtô).Theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, danh mục này bao gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc 15 Lĩnh vực quản lý của nhà nước. Người dùng có thể tham khảo danh mục và các điều kiện của từng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Câu hỏi: Điều kiện đầu tư kinh doanh là gì? Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có phải điều kiện đầu tư kinh doanh hay không?

Trả lời:

– Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư thì điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau:

  1. Giấy phép;
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
  3. Chứng chỉ hành nghề;
  4. Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
  5. Văn bản xác nhận;
  6. Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật ngoài các hình thức điều kiện trên
  7. Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản.

– Theo quy định tại Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ.

Như vậy, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là quy định về đặc tính kỹ thuật, mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác với điều kiện đầu tư kinh doanh là yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức có hoạt động đầu tư kinh doanh.

Câu hỏi: Quy định về việc doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm được hiểu như thế nào? Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, trong đó có ghi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp có được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh đó hay không?

– Theo quy định của Điều 7 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thìdoanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. (Quy định tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp). Điều này có nghĩa là mặc dù doanh nghiệp đã được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp chưa được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Câu hỏi: Khi đăng ký doanh nghiệp tôi có phải nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, văn bản xác nhận … cho cơ quan đăng ký kinh doanh hay không? (Người đại diện theo pháp luật)

Trả lời:

– Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh được quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 49 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Theo các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, khi đăng ký kinh doanh không phải nộp kèm theo các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề hay các loại văn bản chấp thuận khác của cơ quan nhà nước.

Câu hỏi: Những cơ quan nào được quy định về các điều kiện đầu tư kinh doanh? (Người đại diện theo pháp luật)

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Luật Đầu tư 2014 thì điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Do vậy, chỉ có Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ mới được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Như vậy, điều kiện đầu tư kinh doanh có được quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng hay các Quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố hay không?(Người đại diện theo pháp luật)

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Luật đầu tư thì Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định điều kiện đầu tư kinh doanh là trái với quy định tại Luật Đầu tư.

Đồng thời, điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực, trái với quy định tại khoản 3 Điều 7 nêu trên sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. (Khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư).

Câu hỏi: Tôi đã thành lập công ty, hiện nay công ty tôi dự định mở rộng và kinh doanh thêm ngành, nghề “Kinh doanh dịch vụ karaoke” thì chúng tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì?

Trả lời:

1. Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

2. Theo quy định tại Luật Đầu tư thì ngành, nghề “Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường” là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực văn hóa. Do vậy, doanh nghiệp được kinh doanh “Kinh doanh dịch vụ karaoke” khi đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh dịch vụ Karaoke và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động.

3. Hiện nay, các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, tập hợp để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP).

Ví dụ: Đối với kinh doanh dịch vụ karaoke người kinh doanh phải đáp ứng điều kiện như sau:

– Phải có Giấy phép kinh doanh karaoke (điều kiện và hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 30, 31 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ).

– Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự (điều kiện và hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 7, 19 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện).

Câu hỏi: Công ty tôi muốn xin cấp giấy phép để kinh doanh dịch vụ karaoke thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty tôi có phải ghi ngành, nghề kinh doanh dịch vụ karaoke hay không?

Trả lời:

– Điều 29 Luật Doanh nghiệp không quy định việc ghi nội dung ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện đầu tư kinh doanh khác, doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hỏi: Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không? (Người đại diện theo pháp luật)

Trả lời:

Thứ nhấtdoanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

Theo khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp có định nghĩa: “ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

Thứ haidoanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

 Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Xét từ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân và tiêu chuẩn pháp lý của pháp nhân được quy định tại Điều 84  Bộ luật dân sự 2005:

“ Điều kiện của một tổ chức có tư cách pháp nhân là:

1. Được thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”.

Hiện nay ở nước ta, các thương nhân là pháp nhân chủ yếu bao gồm các loại hình sau đây: doanh   nghiệp nhà nước; các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân. Trước đây, Luật Doanh nghiệp không quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh với lí do chủ yếu liên quan đến quan hệ vốn và tài sản giữa chủ doanh nghiệp tư nhân; các thành viên hợp danh và doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân cũng như công ty hợp danh không có sự độc lập về tài sản. Tiêu chuẩn đầu tiên để xét tính độc lập về tài sản của một doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp đó phải độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn tiêu chuẩn quan trọng này, vì thế nó không thỏa mãn một trong các điều kiện cơ bản để có được tư cách pháp nhân.

Chính vì thế nên: doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

=>Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín nhất

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0
Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang