Bạn muốn mở homestay nhưng đang thắc mắc về các loại giấy phép để được hoạt động kinh doanh ? Những điều kiện được phép kinh doanh homestay gồm những gì ? vnCount xin giải đáp những câu hỏi trên qua nội dung bài viết sau.
I/ Những điều kiện cần phải có để xin cấp giấy phép kinh doanh homestay gồm:
_ Phải có đầy đủ thiết bị an toàn, tiện nghi. Cần phải bảo đảm được những tiện nghi cơ bản chẳng hạn như:
+ Quạt, đèn, giường nệm.
+ Đồ dùng cá nhân, chốt phòng, điều hòa.
+ Ngoài ra đặc biệt chú ý là cần phải có phương án phòng chống cháy nổ.
_ Đối với diện tích của phòng thì cần bảo đảm được đủ không gian. Dựa vào Luật Du lịch, thì bạn sẽ cần phải bảo đảm được ít nhất là:
+ 3m vuông đối với phòng tắm.
+ 10m vuông đối với phòng đôi.
+ 8m vuông đối với phòng đơn.
_ Về hình thức hoạt động kinh doanh homestay phải thuộc dạng là một dịch vụ về du lịch để cho khách du lịch trải nghiệm như người bản địa.
_ Phải kê khai thông tin bảng giá được niêm yết. Với mục đích để không có tình trạng làm giá nhằm bảo vệ cho quyền lựa chọn đối với người tiêu dùng. Dựa vào Luật Du lịch đã quy định thì: Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh homestay nào thì đều cần phải có thông tin bảng giá niêm yết một cách công khai về toàn bộ những dịch vụ.
*** Bạn tham khảo thêm: “Đăng ký hộ kinh doanh cá thể“.
II/ Thủ tục và hồ sơ xin được cấp giấy phép kinh doanh homestay như sau:
_ Thực hiện gửi 01 bộ hồ sơ cho phòng đăng kí kinh doanh thuộc cấp huyện. Sau đó đóng đầy đủ lệ phí của chứng từ rồi chờ đợi được cấp giấy phép.
_ Khi đã tiếp nhận xong bộ hồ sơ, thì người tiếp nhận sau đó sẽ thực hiện gửi đến bạn 01 biên nhận của bộ hồ sơ. Sau 03 ngày sau bạn mang biên nhận đến đây để mà được cấp giấy phép kinh doanh homestay. Với trường hợp khi hồ sơ bị sai sót hay cần phải thực hiện bổ sung thêm thì cơ quan tiếp nhận bộ hồ sơ của bạn sẽ phải báo cho bạn biết bằng hình thức văn bản.
_ Nếu như hơn 3 ngày sau mà không có được cấp giấy phép kinh doanh homestay thì bạn được phép có quyền tiến hành khiếu nại.
_ Khi đã hoàn thành xong thủ tục đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan đăng ký kinh doanh của huyện sẽ thực hiện gửi bộ hồ sơ đến chi cục thuế để thực hiện hoàn thành các thủ tục với thuế dựa vào quy định theo nhà nước.
_ Bộ hồ sơ gồm:
+ Địa chỉ homestay, tên của hộ kinh doanh homestay. Ngoài ra còn kèm theo địa chỉ mail, số điện thoại để dùng trong việc liên lạc lúc cần thiết.
+ Số CMND, chữ ký, họ và tên của người tiến hành lập ra hộ kinh doanh. Bên cạnh đó khi gửi cần có kèm theo bản sao của CMND để thực hiện việc đối chiếu.
+ Thông tin số lượng lao động được dùng khi hoạt động kinh doanh homestay.
+ Thông tin về mức vốn được dùng để hoạt động kinh doanh homestay.
*** Bạn tham khảo thêm: “Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh“.
III/ Tiến hành đăng ký chứng nhận để xếp hạng:
_ Bên cạnh giấy phép kinh doanh homestay thì bạn cần thực hiện thủ tục để được cấp xếp hạng của Sở VH-TT & Du lịch. Việc làm này sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu, tăng dộ tin tưởng và tính chuyên nghiệp cho homestay của mình.
_ Bộ hồ sơ gồm có:
+ 01 bảng đánh giá đối với chất lượng của homestay.
+ Đơn xin được cấp xếp hạng về homestay.
+ Bản sao của giấy phép ĐK kinh doanh có chứng thực đầy đủ.
+ Bản danh sách của nhân viên và quản lý tại homestay.
+ Biên lai về nộp phí của việc thẩm định.
+ Giấy tờ để chứng minh việc cam kết thực hiện tuân thủ đầy đủ các điều kiện về PCCC.
+ Giấy chứng nhận về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với người phụ trách quản lý Homestay.
IV/ Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận về an ninh & trật tự gồm:
_ Bản sao của giấy CN đăng ký kinh doanh.
_ Bản sao của giấy CN ĐK kinh doanh hay giấy CN đầu tư nếu là chi nhánh của công ty hay bản sao của đăng ký thuế nếu là những tổ chức kinh doanh.
_ Văn bản xin được cấp Giấy CN đạt đủ điều kiện an ninh & trật tự.
_ Bản tờ khai về lý lịch đối với những người được quy định trong Nghị định 72/2009/NĐ-CP ở Điều số 04 tại khoản 01 Điều 4. Phải được dán ảnh và được cơ quan của nhà nước trực tiếp quản lý hay UBND xã xác nhận. Với trường hợp đối với người VN đang định cư tại nước ngoài hay người nước ngoài, thì cần phải có bản sao của hộ chiếu, bản sao của thẻ cư trú và kèm theo bản chính để xuất trình, bản tờ khai về nhân sự.
_ Biên bản để kiểm tra về an toàn trong PCCC hay giấy tờ xác minh đã đủ điều kiện PCCC.
Thời gian tối đa trong 07 ngày, khi không đạt đầy đủ các điều kiện theo quy định thì cơ quan Công an sẽ tiến hành trả lời bằng văn bản và ghi rõ ràng lý do.
V/ Thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận PCCC như sau:
_ Tiến hành nộp bộ hồ sơ cho Cục cảnh sát PCCC của Bộ Công an.
_ Bộ hồ sơ gồm có:
+ Bản sao của Giấy tờ chứng nhận về việc thẩm duyệt đối với PCCC.
+ Bản sao của văn bản Nghiệm thu đối với PCCC của những cơ sở mới cải tạo hay xây dựng , của các phương tiện giao thông mà có những yêu cầu đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn PCCC trong khi được hoàn thiện lại hay được đóng mới. Hay là bản sao của biên bản kiểm tra đối với an toàn PCCC của các phương tiện và cơ sở khác.
+ Văn bản thực hiện thông báo trong việc cam kết đạt đầy đủ điều kiện đối với an toàn PCCC.
+ Nội dung các phương án thực hiện PCCC.
+ Bản danh sách thống kê đầy đủ những phương tiện PCCC ở cơ sở và phải kèm theo bản danh sách thống kê những người mà đã được huấn luyện qua một khóa về PCCC.
Hi vọng qua nội dung trên sẽ giúp các bạn có được giấy phép kinh doanh homestay hiệu quả nhất. Hãy liên hệ trực tiếp đến vnCount chúng tôi để được tư vấn & giải đáp miễn phí nhé !
Chúc các bạn thành công !