Đóng gói bao bì lên sản phẩm công ty khác có phải đăng ký? Mua cà phê hạt đã rang xay của công ty khác về đóng nhãn mác bao bì có phải đăng ký không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào quý công ty. Cho tôi xin hỏi một vấn đề như sau. Tôi đã đăng ký kinh doanh buôn bán thực phẩm ăn uống. 1. Hiện tại tôi muốn nhập cafe hạt đã rang xay của một cty khác, có chứng nhận an toàn thực phẩm. Nếu tôi mua về và đóng nhãn mác bao bì của riêng mình thì tôi cần đăng ký và khai báo những gì và cho cơ quan nào.? 2. Khi tôi muốn sản xuất luôn mặt hàng cafe, và bán sản phẩm thì tôi cần đăng ký thủ tục gì và ở đâu..? Mong quý công ty tư vấn dùm cho tôi, ( xin gửi qua mail cho tôi). Chân thành cảm ơn. Chúc quý sức khoẻ và kinh doanh phát đạt. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, nếu anh muốn kinh doanh cà phê bằng hình thức nhập cà phê do công ty khác đã rang, xay sau đóng nhãn mác bao bì của mình.
Xem thêm: Biên bản kiểm tra an toàn thực thẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Anh cần ký hợp đồng mua bán hàng hóa với bên anh nhập cà phê ( Thỏa thuận cụ thể về vấn đề anh sẽ đóng nhãn mác bao bì của riêng anh )
– Làm thủ tục thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 49, Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối vớicông ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng kýkinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.”
– Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luât, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng đăng ký nhãn hiệu là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Khoản 1, Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 về quyền đăng ký nhãn hiệu: “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp “. Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu anh cần thực hiện theo thủ tục sau:
– Hồ sơ đăng ký bảo hộ:
+) Tờ khai đăng ký
+) Mẫu nhãn hiệu
+) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục sở hữu trí tuệ
+) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 0274.2203.888
Thứ hai, Anh muốn sản xuất và kinh doanh cà phê của mình
– Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh như trên
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nếu có nhu cầu
– Đăng ký các giấy phép kèm theo
Xem thêm: Đăng ký tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trình tự thực hiện đăng ký về sinh an toàn thực phẩm:
Bước 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm gửi hồ sơ về Chi cục vệ sinh thực phẩm.
Bước 2: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho cơ sở.
Bước 3: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải có công văn yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định và phải ghi trên giấy biên nhận ngày nhận hồ sơ bổ sung.
Bước 4: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc phải tổ chức thầm định kiểm tra cơ sở và lập biên bản thẩm định. Kết luận ghi rõ “Đạt” hay “Không đạt” để trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận.
Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở.
Thành phần hồ sơ:
Xem thêm: Nội dung kiểm tra dịch vụ ăn uống đường phố
Số lượng hồ sơ: 2 bộ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đệ nghị cấp giấy chứng nhận. (theo mẫu)
+ Bản sao chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh.
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
– Bản mô tả quy trình chế biến cho sản phẩm đặc thù.
+ Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu).
+ Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe” của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm:
Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy phép kinh doanh (2 bản sao công chứng).
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (2 bản sao công chứng).
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng).
+ Nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ.
+ Mẫu sản phẩm.