Cổ đông nắm giữ bao nhiêu % cổ phần thì được quyền biểu quyết?

Cổ đông nắm giữ bao nhiêu % cổ phần thì được quyền biểu quyết?

  • Cổ đông công ty phải nắm giữ tối thiếu bao nhiêu phần trăm cổ phần thì mới được quyền biểu quyết? Cổng đông sở hữu ít cổ phần có được biểu quyết hay không?

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Vncount ! Tôi và anh tôi có ý định góp chung vốn với 1 người nữa (Tạm gọi là anh A) để thành lập 1 công ty cổ phần về thiết kế thi công nội thất. Vốn điều lệ dự kiến là 1,5 tỷ. Do tôi và anh tôi không có chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất mà chỉ góp vốn mà không tham gia điều hành công ty.

Anh A là người có chuyên môn và sẽ là giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty. Vì vậy chúng tôi có thương lượng và đưa ra số vốn góp như sau : Anh A chỉ góp 400 triệu nhưng sẽ được tính 40% cổ phần, tôi và anh tôi góp mỗi người 550 triệu tương đương mỗi người 30% cổ phần. Ngoài ra anh A sẽ có 1 khoản thưởng điều hành tương ứng 10% lợi nhuận mỗi năm.

Tôi và anh tôi nhận thấy đây là ưu đãi khá tốt đối với anh A. Nhưng vì chúng tôi là anh em nên anh A luôn e ngại về biểu quyết trong công ty (2 anh em chúng tôi nắm 60% cổ phần). Anh A đề nghị khi thành lập công ty thì phần vốn góp vẫn như trên nhưng cổ phần của anh A là 51%, anh em chúng tôi là 49%. Còn phần lợi nhuận sẽ ghi rõ trong điều lệ công ty là vẫn chia theo tỉ lệ 40-30-30.

Tôi có tìm hiểu thì thấy trong công ty cổ phần có cổ phần ưu đãi và hướng anh A giải quyết quyền biểu quyết theo hướng đó. Tức là cổ phần vẫn góp 40-30-30 nhưng trong 40% cổ phần của anh A sẽ có 1 phần nào đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết (Làm sao để vừa đủ quyền biểu quyết trên 50% cho anh A) nhưng anh A lại nói không công ty nào làm như vậy.

Vậy xin nhờ Vncount tư vấn cho chúng tôi biết là người nắm trên 50% cổ phần trong công ty cổ phần thì có những quyền lợi gì hơn so với các cổ đông còn lại và hướng giải quyết tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên. Tôi xin cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Công ty cổ phần được quy định tại điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

Xem thêm: Đại hội đồng cổ đông là gì? Các quy định về đại hội cổ đông trong công ty cổ phần?

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp 2014.

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Căn cứ điều 113 Luật doanh nghiệp 2014 các loại cổ phần của công ty cổ phần gồm:

“Điều 113. Các loại cổ phần

Xem thêm: Cổ đông là gì? Phân loại và quyền hạn của từng loại cổ đông mới nhất

1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

…”

Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên công ty mới nhất năm 2020

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và anh A là cổ đông sáng lập công ty; anh A chỉ góp 400 triệu nhưng sẽ được tính 40% cổ phần, tôi và anh tôi góp mỗi người 550 triệu tương đương mỗi người 30% cổ phần. Như vậy việc góp vốn tương ứng với phần cổ phần của bạn đang thỏa thuận không phù hợp về mặt quy định của pháp luật. Số cổ phần của công ty sẽ được chia tỷ lệ theo mệnh giá quy định tại Điều lệ công ty.

Ví dụ: số vốn điều lệ công ty là 1 tỷ 500 triệu đồng, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Như vậy bạn có 150.000 cổ phần. Anh A muốn góp 440 triệu sẽ tương ứng với số cổ phần là : 

(440.000.000×150.000)/1.500.000.000 = 44.000 cổ phần chiếm 29,333% vốn điều lệ.

Các phần vốn góp còn lại tính phần tương ứng như trên. Bạn nên thỏa thuận lại về việc góp vốn để đúng với quy định của pháp luật.

Đại hội đồng cổ đông, quy định tại điều 135 Luật doanh nghiệp 2014, có các quyền như sau:

“Điều 135. Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Xem thêm: Mẫu sổ cổ đông và cách lập sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần mới nhất năm 2020

a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Khi có vấn đề thuộc quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty cần triệu tập họp đại hội đồng cổ đông và ra quyết định.

Điều kiện họp đại hội đồng cổ đông gồm:

– Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

– Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại lần 1 thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

– Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

– Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 139 của Luật doanh nghiệp 2014.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
error: <b>Cảnh báo: </b>Tính năng chọn nội dung bị tắt!!