Chủ tịch Hội đồng quản trị có được ký hợp đồng lao động không?

Chủ tịch Hội đồng quản trị có được ký hợp đồng lao động không? Không phải người đại diện theo pháp luật có được ký kết hợp đồng.


Tóm tắt câu hỏi:

Đối với trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải là người đại diện theo pháp luật thì có được quyền ký kết Hợp đồng lao động với Phó giám đốc công ty hay không vì người đại diện theo pháp luật là giám đốc công ty?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

–  Luật doanh nghiệp 2014,

– Bộ luật lao động;

– Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH;

– Nghị định 44/2013/NĐ-CP.

2. Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?

Theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 về người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Tại Điều 95 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;

d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

đ) Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Căn cứ theo các quy định trên, đòng thời căn cứ Điều 14 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì:

Người sử dụng lao động có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động bao gồm: Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;…”.

Như vậy, việc kí kết giao dịch, hợp đồng của công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của công ty là do Điều lệ công ty quyết định. Đối với thắc mắc của bạn thì sẽ là Giám đốc Công ty có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với người lao động vào chức danh Phó giám đốc công ty…Vì vậy, đối với trường hợp Điều lệ công ty có quy định giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và không có quy định nào khác về việc ủy quyền khi người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không có quyền ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động.

Xem thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì? Chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần?

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang